HƯỚNG DẪN MODULE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

I.                   Mục đích

-          Chức năng Chăm sóc khách hàng cung cấp công cụ và số liệu tổng hợp, tự động hiển thị theo lịch định trước và gán nhân viên chăm sóc, kế hoạch chăm sóc… hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất:

-           Tập hợp tất cả thông tin khách hàng thành một hệ thống, lưu giữ tất cả thông tin và lịch sử giao dịch với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tránh trường hợp mỗi nhân viên quản lý khách hàng riêng của mình dẫn đến mất thông tin khách hàng khi nhân viên nghỉ việc.

-          Kiểm soát được nhân viên đang làm việc gì và tiến độ như thế nào đối với mỗi khách hàng. Điều này đảm bảo nhân viên sẽ triển khai quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng theo đúng quy chuẩn, tránh trường hợp mất khách hàng do chăm sóc không tốt.

-          Giúp nhà quản lý biết được tiềm năng của từng khách hàng cũng như phải phân tích và đánh giá các dựa trên các lần chăm sóc tiếp xúc với khách hàng. Khách hàng đang không hài lòng ở điểm nào, đang tắc ở khâu nào, khách hàng nào cần chăm sóc “đặc biệt”… Nắm được những thông tin này nhà quản lý mới đánh giá được tình hình kinh doanh, khả năng đạt được kế hoạch, mục tiêu đặt ra và đưa ra những giải pháp kịp thời.

-          Chức năng Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp tập hợp và khai thác hữu hiệu các kiến thức kinh doanh tích lũy được và “thừa kế” cho các thế hệ sau. Doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên mới.

-          Chức năng này còn giúp cho nhà quản lý có thể đánh giá được năng lực của nhân viên chăm sóc khách hàng dựa trên mức độ đạt hợp đồng và phản hồi hài lòng của khách hàng thông qua lịch sử giao dịch.

 

II.                Luồng quy trình

  1. Luồng quy trình tổng thể chăm sóc khách hàng
  2.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 








III.             Hướng dẫn sử dụng

  1. Cấu hình ngày chăm sóc (khoảng ngắt cho mặt hàng)

Truy cập: Menu Add-ins -> Chăm sóc khách hàng -> Cấu hình -> Cấu hình chăm sóc

-          Hệ thống cho phép khai báo khoảng ngắt chăm sóc cho từng mặt hàng trong hệ thống. Khoảng ngắt này có thể là chu kỳ quay vòng của hàng hóa hoặc 1 số nào đó người dùng quy định vào để sau này làm căn cứ để xác định ngày chăm sóc đầu tiên cho từng mặt hàng. Đối với những mặt hàng không cần chăm sóc ta để khoảng ngắt = 0

-          Nếu trong 1 đơn hàng có nhiều mặt hàng thì hệ thống sẽ tính toán các ngày cần chăm sóc cho riêng từng mặt hàng và lên lịch chăm sóc cho từng mặt hàng.

Ngày chăm sóc mặt hàng = Ngày mua hàng + (Khoảng ngắt * Số lượng mua)

-          Sau khi đã xác định ngày chăm sóc của từng mặt hàng trong từng đơn hàng, nhân viên chăm sóc đăng nhập vào phần mềm truy cập vào Menu “Chăm sóc khách hàng “ -> “Đơn hàng cần chăm sóc” thì các mặt hàng đến ngày chăm sóc của user đó sẽ được hiện ra.

Ø  Lưu ý: Đối với đơn hàng đã chăm sóc thì ngày chăm sóc tiếp theo sẽ được nhân viên chăm sóc ấn định khi cập nhật nội dung đã chăm sóc. (Không xét đến khoảng ngắt mặt hàng nữa).

  1. Cấu hình “Hình thức chăm sóc”

Truy cập: Menu Add-ins à Chăm sóc khách hàng -> Cấu hình -> Hình thức chăm sóc

Hiện tại, hệ thống đang hỗ trợ chăm sóc khách hàng theo 4 hình thức sau:

  • Chăm sóc theo mặt hàng (xem chi tiết mục 2.1)
  • Chăm sóc theo khách hàng (Xem chi tiết mục 2.2)
  • Chăm sóc theo nhân viên bán hàng (Xem chi tiết mục 2.3)
  • Chăm sóc tất cả khách hàng (Xem chi tiết mục 2.4)

1.1          Hình thức 1: Chăm sóc theo mặt hàng

Mục đích: Đối với một số ngành hàng đặc biệt, người chăm sóc cần phải có sự hiểu biết sâu về sản phẩm mới có thể chăm sóc tốt được cho khách hàng. Vì thế lựa chọn hình thức chăm sóc này sẽ căn cứ theo khả năng của từng người xem có hiểu biết và khả năng tư vấn chăm sóc về dòng sản phẩm nào thì sẽ chăm sóc toàn bộ những khách hàng mua sản phẩm đó. Ví dụ đối với ngành dược sẽ chăm sóc theo từng nhóm bệnh như: TPCN giảm cân, Bênh tiểu đường, Bệnh Tim …  Những user được gán chăm sóc mặt hàng nào thì khi vào giao diện chăm sóc khách hàng thì hệ thống sẽ tự động sẽ hiển thị danh sách khách hàng hoặc những đơn hàng có chứa những sản phẩm mình đã được gán chăm sóc tùy vào menu bạn lựa chọn hiển thị theo khách hàng hay theo đơn hàng để bắt đầu chăm sóc.

   Bước 1: Lựa chọn hình thức chăm sóc

 

 Bước 2: Gán user chăm sóc theo mặt hàng

Truy cập: Cấu hình -> Gán user chăm sóc mặt hàng

B1: Ta lựa chọn nhanh các mặt hàng theo cây nhóm hàng sau đó tích chọn các mặt hàng

B2: Chọn user cần gán mặt hàng chăm sóc.

B3: Tích mũi tên xuống để thêm các mặt hàng đã chọn gán cho user  và nhấn Ghi lại.

1.2         Hình thức 2: Chăm sóc theo khách hàng

Mục đích: Căn cứ theo các đặc tính của khách hàng để giao cho một người có kỹ năng phù hợp sẽ chăm sóc hỗ trợ họ, nhằm mục đích làm hài lòng tối đa khách hàng. Những user được gán chăm sóc khách hàng nào thì khi truy cập vào menu “chăm sóc khách hàng”, hệ thống sẽ tự động hiển thị danh sách khách hàng đến lịch cần chăm sóc là những khách hàng mà họ đã được gán là user chăm sóc.

v  Bước 1: Lựa chọn hình thức chăm sóc

 

  Bước 2: Gán user chăm sóc theo khách hàng

            B1: Chọn user cần gán khách hàng, sau đó ấn nạp dữ liệu

            B2: Tích chọn các khách hàng cần gán thêm cho user đã chọn

            B3:  Sử dụng 2 mũi tên trái, phải để thêm hoặc bớt các khách hàng muốn gán cho user sau đó ấn nút “Ghi”

1.3                     Hình thức 3: Chăm sóc theo nhân viên bán hàng

Mục đích:  Với lựa chọn này, nhân viên bán hàng là người vừa phụ trách bán hàng và kiêm luôn chăm sóc khách hàng mà họ đã bán. Khách hàng khi làm việc với 1 người thì sẽ đặt niềm tin và có thói quen muốn tiếp tục làm việc người đó nên giải pháp này tạo sự gần gũi và sẽ nhận được nhiều sự hài lòng từ khách hàng.

Các user khi truy cập vào menu “Chăm sóc khách hàng” sẽ nhìn thấy danh sách khách hàng mà chính user này đã lập phiếu bán hàng và đã đến lịch chăm sóc.

Cấu hình hình thức chăm sóc

1.4                   Hình thức 4 : Tât cả khách hàng

Mục đích:  Với những đơn vị mà việc chăm sóc khách hàng không yêu cầu tới kỹ năng của nhân viên chăm sóc mà sẽ áp dụng chung cho toàn đội chăm sóc khách hàng của công ty, không phân biệt theo khách hàng, mặt hàng hay nhân viên bán hàng. Tất cả nhân viên chăm sóc đều nhìn thấy toàn bộ khách hàng đã đến lịch cần chăm sóc và luân phiên chăm sóc.

Lựa chọn cấu hình chăm sóc

  1. Chăm sóc khách hàng

3.1     Đơn hàng cần chăm sóc

Tại đây sẽ hiển thị danh sách các đơn hàng đến lịch chăm sóc. Một đơn hàng có nhiều mặt hàng cần chăm sóc và có ngày chăm sóc khác nhau sẽ được hiện thị thành nhiều dòng khác nhau. Tùy vào lựa chọn hình thức chăm sóc nào mà danh sách đơn hàng cần chăm sóc này sẽ hiện thị khác nhau.

Truy cập: vào mục “Chăm sóc khách hàng” -> “Đơn hàng cần chăm sóc”

Lựa chọn tiêu chí tìm kiếm Từ ngày …. Đến ngày để lọc được kết quả theo mong muốn. Khoảng thời gian này chính là “Ngày chăm sóc” đã được xác định căn cứ vào khoảng ngắt mặt hàng đã khai báo (Lần chăm sóc đầu tiên) hoặc là ngày chăm sóc kế tiếp mà lần chăm sóc trước đã đặt lịch.

Bước 2: Nhập thông tin chăm sóc đơn hàng

Tại danh sách các đơn hàng cần chăm sóc, kích chuột vào dấu cộng xanh  ở cột “Notes” à hệ thống sẽ hiển thị giao diện để nhập nội dung chăm sóc.

Kích chuột vào ô vuông xanh  ngay sau “Số phiếu bán” để mở chi tiết phiếu bán đang chứa mặt hàng cần chăm sóc.

Sau khi có đơn hàng, hệ thống CRM sẽ tự động sinh ra các nội dung chăm sóc, mỗi nội dung tương ứng với dòng hàng trong đơn hàng đã xuất.


 Thông tin chăm sóc bao gồm:

-          Nội dung: ghi nội dung chăm sóc khách hàng

-          Loại phản hồi: Lựa chọn 1 loại phản hồi trong danh sách đã khai báo sẵn VD: Không gọi được, không dùng nữa, khách hàng hẹn gọi lại sau ….

-          Ngày chăm sóc kế tiếp: Ghi nhận ngày CS tiếp theo nếu đang chăm sóc tiếp

-          Lịch sử mua bán: Tiện ích để có thể check lại lịch sử mua bán của KH cần chăm sóc

-          Dừng chăm sóc: Tích nút dừng chăm sóc nếu ko chăm sóc cho đơn hàng này nữa

-          Chuyển tới user: Sử dụng chuyển user nếu muốn chuyển lượt chăm sóc này cho user khác. Sau khi chuyển user, có thể theo dõi tiếp bên tab “Theo dõi chuyển chăm sóc”

-          Danh sách nội dung trên Grid: toàn bộ các thông tin đã chăm sóc trước đó liên quan đến đơn hàng đang chăm sóc

 Sau khi nhập và chọn các thông tin kích nút “Ghi” để hoàn tất.

3.1.1        Đơn hàng cần chăm sóc theo chi nhánh

Tại đây sẽ hiển thị danh sách các đơn hàng đến lịch chăm sóc và hỗ trợ xem theo từng chi nhánh. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc tìm nhanh các đơn hàng phát sinh trên chi nhánh mình để chăm sóc. Tùy vào lựa chọn cấu hình chăm sóc mà danh sách đơn hàng sẽ thay đổi với từng user đăng nhập vào phần mềm.

Nhập thông tin chăm sóc đơn hàng: Tại danh sách các đơn hàng cần chăm sóc, ta kích chuột vào dấu cộng xanh  ngay cột “Notes” -> hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc (Tương tự mục 3.1)

3.1.2        Đơn hàng cần chăm sóc theo nhóm hàng

Tại đây sẽ hiển thị danh sách các đơn hàng đến lịch chăm sóc, và hỗ trợ xem theo từng nhóm hàng. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc tìm nhanh các đơn hàng theo nhóm hàng để chăm sóc. Tùy vào lựa chọn cấu hình chăm sóc mà danh sách đơn hàng sẽ thay đổi với từng user đăng nhập vào phần mềm.

Nhập thông tin chăm sóc đơn hàng: Tại danh sách các đơn hàng cần chăm sóc, ta kích chuột vào dấu cộng  “Notes” ngay trên thanh công cụ -> hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc (Tương tự mục 3.1)

3.1.3        Đơn hàng cần chăm sóc theo khu vực khách hàng

 Tại đây sẽ hiển thị danh sách các đơn hàng đến lịch chăm sóc. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc tìm nhanh các đơn hàng theo khu vực của khách hàng để chăm sóc. Tùy vào lựa chọn cấu hình chăm sóc mà danh sách đơn hàng sẽ thay đổi với từng user đăng nhập vào phần mềm.

 

Nhập thông tin chăm sóc đơn hàng: Tại danh sách các đơn hàng cần chăm sóc, ta kích chuột vào dấu cộng xanh  ngay cột “Notes” -> hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc (Tương tự mục 3.1)

3.2     Xử lý yêu cầu chuyển chăm sóc

Chuyển nội dung chăm sóc cho 1 user khác

Tại danh sách các đơn hàng cần chăm sóc, kích dấu cộng xanh   để ghi “Notes” lại nội dung chuyển chăm sóc và ấn “Ghi” để bắt đầu chuyển.

Sau khi đã chuyển, user chuyển cũng vẫn nhìn thấy đơn hàng này trong danh sách các đơn hàng cần chăm sóc của mình và theo dõi tiếp đơn hàng này trong tab “Theo dõi chuyển chăm sóc”

User nhận sẽ tiếp nhận thông tin tại mục “Xử lý yêu cầu chuyển chăm sóc”

Một số tiêu chí tìm kiếm  như:

-          User chăm sóc: là user đã chăm sóc trước đó và chuyển yêu cầu chăm sóc sang cho user nhận.

-          Khách hàng

-          Thời gian Từ ngày …. Đến ngày: là thời gian chăm sóc kế tiếp cho mỗi yêu cầu chăm sóc

Sau khi tìm kiểm, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các yêu cầu chăm sóc được gửi đến. Trong danh sách này căn cứ theo cột “kết thúc” để biết được yêu cầu nào đã chăm sóc “ = 1”, yêu cầu nào chưa chăm sóc “=0”

 Theo dõi trạng thái các yêu cầu chăm sóc

-          Chờ xử lý: Sau khi user chuyển “Ghi” chuyển yêu cầu chăm sóc.

-          Đã xem: User nhận đã kích vào để xem nội dung yêu cầu được chuyển. Ngày nhận sẽ được cập nhật ngay sau khi xem.

-          Đang xử lý: User nhận đã xử lý và ghi “Notes” nội dung chăm sóc

-          Đã xong hoàn tất: khi đã tích “Dừng chăm sóc”

3.3     Khách hàng cần chăm sóc

Tại đây sẽ hiển thị danh sách các khách hàng đến lịch chăm sóc. Lịch chăm sóc được xác định dựa trên lịch chăm sóc của đơn hàng hoặc lịch chăm sóc khách hàng mà người chăm sóc đã đặt lịch tại lần chăm sóc trước. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc khách hàng nhanh nếu một khách hàng mua nhiều đơn hàng. Tùy vào lựa chọn cấu hình chăm sóc mà danh sách khách hàng sẽ thay đổi với từng user đăng nhập vào phần mềm.

Truy cập vào menu trái ‘Khách hàng cần chăm sóc’.  Sau đó lựa chọn các tiêu chí tìm kiếm đề tìm kiếm các khách hàng cần chăm sóc.

Ngày chăm sóc chính lấy theo ngày chăm sóc gần nhất của các đơn hàng đang cần chăm sóc hoặc là lịch chăm sóc kế tiếp đã ghi nhận từ lần chăm sóc trước đó.

Trên list khách hàng cần chăm sóc, có thể biết được các thông tin liên quan đến khách hàng đó như: Tên KH, điện thoại, ngày mua cuối cùng, ngày chăm sóc kế tiếp, số lần mua hàng, số lần chăm sóc, số ngày KH chưa quay lại.

Nhập thông tin chăm sóc khách hàng: Tại danh sách khách hàng cần chăm sóc, ta kích chuột vào dấu cộng xanh   à hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc.

3.4     Danh sách khách hàng

Tại đây sẽ hiển thị danh sách toàn bộ khách hàng. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc liên hệ chăm sóc các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp và hỗ trợ đặt lịch để hỗ trợ chăm sóc trước bán hàng.

Truy cập vào menu trái Danh sách khách hàng’. Sau đó bạn có thể lựa chọn khu vực để lọc khách hàng.

Nhập thông tin chăm sóc khách hàng: Tại danh sách khách hàng, ta kích chuột vào dấu công màu xanh  tại ô “Notes” à hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc.

3.5     Danh sách khách hàng theo chi nhánh

Tại đây sẽ hiển thị danh sách khách hàng theo các chi nhánh. Với chức năng này sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc lọc được những khách hàng theo chi nhánh mà mình cần chăm sóc liên hệ với khách hàng.

Truy cập vào menu trái Danh sách khách hàng theo chi nhánh’. Sau đó bạn có thể lựa chọn khu vực để lọc khách hàng.

Một số tiêu chí tìm kiếm: Chi nhánh, một số thông tin KH (khu vực, user CS, Hạng thẻ, Nhóm KH, Kênh KH), Ngày tạo khách hàng, Ngày mua hàng, Ngày chăm sóc cuối, tháng sinh.

Nhập thông tin chăm sóc khách hàng: Tại danh sách khách hàng, ta kích chuột vào ô vuông  nhỏ màu xanh   ngay sau ô “Mã khách hàng”  à hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập nội dung chăm sóc.

Tại “Danh sách khách hàng theo chi nhánh” -> Hệ thống đang hỗ trợ liên kết với module Gửi SMS. Để gửi SMS, tích chọn những khách hàng cần gửi tại nút “Chọn”, sau đó tích nút “Gửi SMS”.

3.6     Tổng hợp nội dung đã chăm sóc

Truy cập vào menu trái “Nội dung đã chăm sóc”. Tại đây sẽ hiển thị toàn bộ lịch sử  nhân viên đã chăm sóc. Với lịch sử chăm sóc này người quản lý có thể theo dõi và tổng hợp toàn bộ các thông tin nhân viên chăm sóc đã ghi nhận về phản hồi của khách hàng để từ đó đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời hơn.

Bạn có thể lựa chọn lại các tiêu chí tìm kiếm lịch sử chăm sóc như sau:

-          User chăm sóc: Lọc các lịch sử chăm sóc theo user chăm sóc đơn hàng hoặc khách hàng. User nếu có quyền “Chỉ xem nội dung chăm sóc của chính mình” thì sẽ bị giới hạn không xem được nội dung của những user khác.

-          Khách hàng: Lọc lịch sử chăm sóc của đơn hàng  của một khách hàng cụ thể.

-          Thời gian chăm sóc: Cho phép lọc khoảng thời gian chăm sóc đơn hàng, khách hàng của user.

Để xem lại toàn bộ lịch sử đã chăm sóc liên quan tới 1 yêu cầu chăm sóc, kích vào ô vuông nhỏ màu xanh ngay sau cột ‘Mã khách hàng’ để xem lại.

IV.              Thống kê – Báo cáo

  1. Báo cáo tình hình CSKH

Mô tả: Tổng hợp tình hình giao dịch của khách hàng, phân tích để đưa ra thống kê chính xác về các chỉ số liên quan đến quá trình phát triển và chăm sóc khách hàng. Cho phép đối chiếu so sánh số liệu của từng chi nhánh với số liệu thống kê của cùng kì năm trước và so sánh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Truy cập menu trái ‘Thống kê – báo cáo’ -> ‘Báo cáo tình hình CSKH’

Có 2 kiểu báo cáo:

  • Bảng báo cáo tổng hợp
  • So sánh giữa các chi nhánh

Người dùng lựa chọn các tiêu chí tìm kiếm (Từ ngày … đến ngày, chi nhánh, kiểu báo cáo) sau đó ấn “Tìm kiếm” để xem báo cáo.

Kết quả trả về

-          Tổng SL thẻ: tổng số lương thẻ KHTT của chi nhánh tương ứng

-          SL thẻ KHTT mới: số lượng thẻ KHTT phát sinh trong khoảng thời gian tìm kiếm

-          Tỉ lệ thẻ mới: SL thẻ KHTT mới / Tổng SL thẻ

-          Tổng số giao dịch: số đơn hàng phát sinh trong khoảng thời gian tìm kiếm

-          Sức mua BQ: tổng doanh số bán hàng / tổng số giao dịch

-          Tổng SL giao dịch có thẻ KHTT: tổng số giao dịch của những khách hàng đã có thẻ KHTT

-          Tổng SL giao dịch không có thẻ KHTT: tổng số giao dịch của những khách hàng chưa có thẻ KHTT

-          Tỉ lệ giao dịch không thẻ: tổng số giao dịch không có thẻ KHTT / Tổng số giao dịch

-          Tỉ lệ giao dịch có thẻ: tổng số giao dịch có thẻ KHTT / Tổng số giao dịch

-          Khách hàng TB/ngày: Tổng số giao dịch/ Số ngày

-          Sức mua BQ cùng kì: sức mua bình quân theo thời điểm tìm kiếm của 1 năm trước

-          SL giao dịch cùng kì: SL giao dịch phát sinh theo thời điểm tìm kiếm của 1 năm trước

Báo cáo cho phép hỗ trợ “In” và “Xuất” excel.

  1. Danh sách mặt hàng mua nhiều nhất

Mô tả: Thống kê “N” mặt hàng được mua nhiều nhất tại các chi nhánh theo khoảng thời gian đang tra cứu. Mặt hàng mua nhiều nhất có thể căn cứ theo doanh số hoặc theo số lần mua hàng. Hệ thống đã hỗ trợ xem báo cáo theo cả dạng “List” và “Chart”.

Truy cập menu trái ‘Thống kê – báo cáo’ -> ‘DS mặt hàng mua nhiều nhất’

Một số tiêu chí tìm kiếm:

-          Từ ngày …. Đến ngày:  khoảng thời gian cần tra cứu

-          Khách hàng: lựa chọn 1 đối tượng khách hàng để lọc những mặt hàng được KH này mua nhiều nhất

-          Số bản ghi: là giá trị TOP đang cần lấy dữ liệu

-          Chi nhánh

-          Kiểu báo cáo: Xem theo từng đối tượng, xem theo doanh số, xem theo số lần mua

è Sau khi ấn “Tìm kiếm” hệ thống sẽ trả về TOP (số bản ghi) mặt hàng mua nhiều nhất.

Hệ thống đang hỗ trợ cho phép “Xuất” báo cáo ra excel.

  1. Danh sách khách hàng mua nhiều nhất

Mô tả: Thống kê “N” khách hàng được mua nhiều nhất tại các chi nhánh theo khoảng thời gian đang tra cứu. Khách hàng mua nhiều nhất có thể căn cứ theo doanh số hoặc theo số lần mua hàng. Hệ thống đã hỗ trợ xem báo cáo theo cả dạng “List” và “Chart”.

Truy cập menu trái ‘Thống kê – báo cáo’ -> ‘DS khách hàng mua nhiều nhất’

Tiêu chí tìm kiếm và kết quả trả về tương tự như báo cáo “DS mặt hàng mua nhiều nhất”

Hệ thống cho phép “Xuất” báo cáo ra excel và có thể tích hợp với module “Gửi SMS”. Để gửi SMS cho khách hàng, người dùng tích chọn các khách hàng cần gửi tại cột “Chọn” sau đó kích nút “Gửi SMS” (tham khảo tài liệu về module gửi tin nhắn SMS để biết thêm).

  1. BC Tần suất mua hàng

Mô tả: Hệ thống tính toán để đưa ra tần suất mua hàng của từng chi nhánh trong từng tháng.

Truy cập menu trái ‘Thống kê – báo cáo’ -> ‘BC tần suất mua hàng’

Kết quả khi xem theo kiểu chi tiết.

-          SL trung bình: Số lượng giao dịch của tháng tương ứng

-          Tổng doanh số: Tổng doanh số bán hàng của tháng tương ứng

Tổng hợp theo chi tiết tổng số lượng giao dịch, tổng doanh số từng tháng của từng khách hàng trên từng chi nhánh.

  1. Báo cáo giá trị trung bình theo hạng thẻ

Mô tả: Tổng hợp doanh số theo khoảng thời gian tìm kiếm của từng hàng thẻ theo từng chi nhánh

Truy cập: Truy cập menu trái ‘Thống kê – báo cáo’ -> ‘BC giá trị trung bình theo hạng thẻ’

Kết quả khi xem theo kiểu tổng hợp